Friday, September 28, 2018

Lời khuyên của tác giả Lê Thu dành cho người mới vào nghề

Lời khuyên của tác giả Lê Thu dành cho người mới vào nghề


Những lời khuyên của một tác giả Lê Thu, với dịch giả của quyển Carruli - Methode de Guitare
1. Phương pháp tự học bao giờ cũng phải theo đúng phương pháp mà những sách chỉ dạy.
2. Đừng học vội vàng, đừng thấy dễ mà đọc sơ qua.
3. Đừng cho bài học nào là khó cả.
4. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng ở lời chỉ dẫn để có kết quả tốt đẹp.
5. Phải luôn biết đặt mình vào khuôn khổ học tập, lúc nào cần học lý thuyết, lúc nào cần thực hành.
Nếu mà bạn học đàn cùng với một thầy giáo, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn gì đặc biệt, vì thầy giáo sẽ biết cách hướng dẫn các bài học cũng như bài tập vào trong những thời điểm thích hợp, và khi cần sẽ bắt buộc bạn quay lại với những bài đã học khi cảm thấy có những điều bạn đã bỏ sót hoặc chưa đúng yêu cầu. Tuy nhiên nếu mà bạn tự học, bạn phải hoàn tất nhiệm vụ vừa của một thầy giáo vừa của một học viên.
Trước tiên, điều quan trọng nhất là đừng cố tìm cách để học quá nhanh. Nếu bạn có khả năng đọc được nhanh những bài học không quá khó không có nghĩa là bạn luôn sẳn sàng cho những bài học khó hơn. Việc học và tập luyện các bài dễ cho nhuần nhuyễn thường xuyên rất có ích cho bạn khi tập các bài khó hơn sau này. Phải có kế hoạch xây dựng một nền tảng căn bản cần thiết. Bạn muốn chuyển nhanh qua học các bài khó mà chưa có nền tảng vững chắc sẽ làm cho bạn dễ thất bại và chán nản khi gặp những bài khó khăn (điều này luôn sẽ xảy ra) và cho rằng mình không có khiếu học. Đừng ngại tiêu tốn thời gian tập luyện những bài tập nhiều lần hơn cho đến khi người thầy trong bạn cảm thấy được hài lòng về người học viên có trong bạn! Một giáo trình không thể luyện tập nhanh hơn trong một khoảng thời gian ít nhất là hai năm được.
Bước tiếp theo hãy luôn cực kỳ cẩn thận với các minh hoạ và hướng dẫn về các thế tay. Thường thì người thầy phải mất nhiều tháng để chỉnh thế sai của bàn tay, và đây là điểm sai sót hay gặp đối với người tự học. Thường từ lúc đầu có thể bạn sẽ chưa quen với những thế này nhưng đó là những thế tay đã được học từ hàng thế kỷ kinh nghiệm của những bậc cao nhân, Với những thế này sẽ tạo cho tay bạn có được sự khéo léo, thuận tiện và nhanh nhẹn khi cần thiết. Thế sai của bàn tay ở các bài đầu sẽ tạo khó khăn cho bạn khi học những bài khó hơn, và sẽ rất khó điều chỉnh khi những sai sót ấy trở thành cố tật rồi.
Một điều quan trọng nữa là hãy dành một thời gian cho việc tập đàn mỗi ngày một cách kiên trì. Cũng giống như tập thể dục, bạn sẽ đạt thành công nếu cố gắng tích cực luyện tập đều đặn, thay vì chỉ tập khi nào mình thấy thích. 
Người thầy có thể lập đi lập lại một yêu cầu, trong khi sách tự học chỉ đề cập đến các kỹ thuật, bài học, bài tập một lần mà thôi. Bạn phải luôn luôn chịu khó hết sức để đọc đi đọc lại các phần quan trọng nhiều lần hơn. Tự học là phương pháp có thể đạt những kết quả rất đáng khả quan và ngạc nhiên, nhưng bạn phải luôn hết sức cẩn thận và tỉ mỉ trong vai trò vừa là thầy dạy vừa là học viên của mình!

(Chọn lọc và trích từ quyển học đàn guitar solo của Frederick M. Noad)

Wednesday, September 19, 2018

Học đàn guitar nên bắt đầu từ đâu?

Học đàn guitar nên bắt đầu từ đâu?

Bạn mong muốn bằng bạn bằng bè, mong muốn như các guitarist trong các quán acoustic coffee, muốn tự tay đàn cho bạn gái mình hát mà không biết nên bắt đầu như thế nào? Với mục tiêu học guitar đệm hát, bạn tìm kiếm trên mạng xã hội thì vô vàn kết quả, vô vàn thứ phải cần học, khiến cho bạn cảm thấy lạc lối, không tìm được con đường đi cho mình.
Sau đây mình sẽ gợi ý cho các bạn một số hướng đi cho người mới học guitar đệm hát như bạn nhé! Để bạn có thể mường tượng ra hướng đi cho mình.

NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU VÀ NHƯ THẾ NÀO?

Điều tất nhiên là đệm hát phải đi chung giữa đệm và hát. Vừa phải kết hợp giữa hát, kỹ thuật tay trái ( bấm hợp âm, chuyển hợp âm), kỹ thuật tay phải ( rải hoặc quạt chả) như vậy thì các bước ta sẽ học đó là:
  1. Bấm hợp âm ( tay trái)
  2. Rải điệu, quạt điệu (tay phải)
  3. Chuyển hợp âm ( tay trái, tay phải)
  4. Đệm hát (kết hợp giữa tay trái, tay phải, hát!)
Vậy là bạn đã hình dung được con đường của mình rồi nhé!
Giờ thì bắt tay vào tập luyện nào

TUẦN THỨ 1: HỌC HỢP ÂM

Thực ra chơi đệm hát rất đơn giản, đơn giản hơn chơi solo, finger style nhiều, bạn không cần phải kéo nốt ì xèo như các thánh. Bạn chỉ cần bấm tổ hợp nốt, tổ hợp này được gọi là hợp âm. Một bài đơn giản bạn chỉ cần biết được 3 hợp âm là có thể đệm được rồi, nên hãy tập luyện cho đến khi nhuần nhuyễn nhé!

TUẦN THỨ 2: HỌC ĐIỆU, HỌC NHỊP

Giai đoạn nà bạn sẽ học những nhịp cơ bản và các điệu đần cơ bản. Vì bước này khá là khó hình dung nếu không được quan sát trực tiếp. Nên bạn hãy tìm một người hướng dẫn hoặc xem các video hướng dẫn đẽ dễ hiểu và hình dung.

TUẦN THỨ 3: KẾT HỢP CÁC ĐIỆU ĐÃ HỌC VÀ CHUYỂN HỢP ÂM

Sau 4 tuần khi bạn đã nhuần nhuyễn các bước trên: đến giờ bạn hãy kết hợp giữa bấm và chuyển hợp âm.

TUẦN THỨ 4: VỪA ĐÀN VỪA HÁT

Khi bạn đã chuyển được hợp âm nhuần nhuyễn thì lúc đó bạn có thể có đệm được một bài hát hoàn chỉnh rồi đấy!
Và bây giờ bước tiếp theo là vừa hát vừa đàn, bạn có thể đồng hành cùng cây đàn để quẩy xuyên đêm với bạn bè được rồi nè!
Hướng dẫn học violin căn bản

Hướng dẫn học violin căn bản

Bước 1

Tư Thế

Bước đầu tập bạn nên đứng để kéo, tránh ngồi ghế -> sai thế của vai. Cặp đàn vào vai trái. Vai trái nhích lên trên 1 tí để đàn được gắn chắc vào chỗ giữa vai và hàm. Đứng trụ băng 2 chân thật vững. Hướng cần đàn bằng với hướng mắt nhìn thẳng. Đặt cần đàn vào giữa khe ngón tay cái và ngón tay trỏ. Đầu ngón tay hướng vào dây đàn, cùi chỏ vuống góc và khép hơi sát vào thân, tránh dang rộng ra ngoài...
Tay cầm Accse nhẹ nhàng, đủ để giữ và kéo accse. Cấm không được lên gân, gồng mạnh cơ bắp. Mỏi thì nghỉ. Bứơc đầu tập nên để accse lên dây đàn, đặt accse vuông góc với dây đàn, sau này kéo cũng thế, kéo vuống góc với dây đàn. Để yên tư thế đó trong vòng 1 tiếng mỗi ngày, để quen với cảm giác cầm đàn. Tớ nhắc lại là cấm lên gân...
Bước 2

Kéo những nốt đầu tiên

Violon gồm có 4 dây. Dây trầm nhất là dây Sòn, tiếp là Rê, La, Mí, đếm từ vài trái qua.Violon có âm giai bằng với piano. Chỉnh dây theo đúng với piano hoặc organ là ổn.
Kéo dây: Kéo nhẹ nhàng, đều, không tì lực lên dây đàn mà hãy để sức nặng của accse tự tì lên cũng đủ lực đủ để phát ra tiếng vừa nghe. Ban đầu kéo chậm rãi dây buông, dây La trước, rồi sau đó đến các dây khác trên đàn. Tay cầm accse để accse nghiêng 1 chút ra phía tay bấm. Kéo trọn accse từ gốc accse( chỗ gần tay) cho đến ngọn accse. Chú ý, vì mới tập nên accse sẽ không nằm yêu 1 chỗ mà chạy lung tung và chạm qua các dây khác. Do đó, hãy keo thật châm rãi, kéo ở giữa chỗ cuối cần đàn và ngựa đàn. Lúc kéo hãy chú ý đến thế đứng, thả lỏng người và cần accse vuống góc với dây đàn, đừng để chạm 2 dây...
Kéo thật thành thạo, lúc đầu sẽ rất nản đấy vì ngày nào cũng ò è 1 dây. Yên tâm đi, không thừa đâu. Sau này sẽ rất hữu hiệu nếu bạn kéo những bài với tốc độ nhanh...
Bước 3

Bấm nốt: Phần này là phần quan trọng. Đọc cho kĩ

Tùy theo từng cỡ đàn mà khoảng cách bấm lên các quãng khác nhau.Có 4 cỡ đàn, 1/4;2/4;3/4 và 4/4.Tùy theo độ tuổi cà mức độ dài của ngon tay mà ta sử ..ng cỡ đàn cho thích hợp.Tớ nói đây là nói đến cỡ đàn lớn nhất là 4/4(trong ảnh).
Từ dây sòn, kéo dây buông dĩ nhiên sẽ là nốt sòn. Bẫm ngón trỏ lên 1 cm sẽ là nốt sòn thăng, lên 2 cm là nốt là, lên 2,5 cm là nốt si, nhưng lại chả có nốt nào gọi là si thăng mà không phải đô cả. Nên từ nốt si bấm lên 1 cm sẽ là nốt đô.... Đến ngón áp út sẽ là nốt đô. Nếu bẫm ngón út vào khoảng cách sát đô si 2 cm sẽ là nốt rê, bằng với dây rê. Cứ thế mà tính ở các dây kia cũng vậy...
Nên nhớ, bấm dây thì bấm cho nó nhẹ nhàng, từ tốn, đừng gồng cả cánh tay lên, đừng bấm mạnh quá, chỉ bấm đầu thịt ở ngón tay mà thôi. Bấm sao nghe cho chuẩn nốt, đừng để bị "phô".
Sau khi bấm dây đúng vào vị trí, bắt đầu kéo Accse, kéo phải hết, mỗi accse là một nốt. cứ đều đều như thế.

Tuesday, September 18, 2018

Độ Tuổi Tốt Nhất Cho Trẻ Bắt Đầu Học Đàn Piano Là Bao Nhiêu?

Độ Tuổi Tốt Nhất Cho Trẻ Bắt Đầu Học Đàn Piano Là Bao Nhiêu?

Những bậc cha mẹ cho con mình được giáo dục âm nhạc sẽ làm phong phú cuộc sống của con theo nhiều cách. Học nhạc giúp phát triển tính kỷ luật, sự phối hợp tay-mắt, trí thông minh, và tạo ra một kĩ năng có thể đem lại niềm vui cho cả người biểu diễn lẫn người nghe. Theo một bài báo gần đây của tờ LA Times, những đứa trẻ 6 tuổi được hướng dẫn chơi trên bàn phím (piano hoặc keyboard) có sự phát triển trí não và các kĩ năng vận động tốt hơn các bạn đồng trang lứa. Bạn, với tư cách là phụ huynh, sẽ muốn con mình được hưởng những lợi ích này, nhưng chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi: khi nào nên bắt đầu cho trẻ học đàn piano?


Trước tiên, tôi chắc chắn rằng không có độ tuổi nào là hoàn hảo cho tất cả trẻ em. Bạn có thể tìm thấy những ví dụ về trẻ bắt đầu học đàn piano từ khi mới lên ba, nhưng trường hợp đó là rất hiếm. Những đứa trẻ khác bắt đầu học muộn hơn từ 10 hay 11 tuổi cũng có thể trở thành nghệ sĩ piano xuất sắc. Những người bắt đầu muộn hơn nữa ở độ tuổi teen có thể sẽ không sẵn sàng để học đại học chuyên ngành piano, nhưng họ cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích. Bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào muốn học, và bỏ ra hàng giờ để luyện tập, vẫn có thể đạt đến trình độ và sự thỏa mãn cao.
Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Happy Birthday

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Happy Birthday

Chúng ta sẽ học chơi bài Happy Birthday. Đây là một bài hát quen thuộc với nhiều người. Chúng ta sẽ học cách chơi nó như một bài tập tai của bạn. Chắc sẽ có rất nhiều bài hát hiện đại hơn mà bạn muốn chơi, nhưng mục đích ở đây là để phát triển khả năng nghe của bạn.
Bắt đầu từ nốt D và hát bài hát trong đầu của chúng ta: "Happy birthday to you…". Sau đó cao độ chỉ tăng lên một chút. D D E D G F# là những nốt nhạc của đoạn đầu tiên. Bây giờ chúng ta sẽ thử tìm ra giọng của bài hát. Nốt nhạc cuối cùng của câu không thực sự cho chúng ta một manh mối tốt. Nếu nhẩm lại bài hát trong đầu, ta sẽ nhận thấy rằng ở câu thứ hai, câu hát kết thúc theo một cách khác. Lần thứ hai câu hát kết thúc bằng A G thay vì G F#. Nốt G ở cuối của câu thứ hai là một manh mối cho thấy ta đang hát bài hát theo âm giai G trưởng. Một gợi ý khác là bài hát có một nốt F# và âm giai G cũng vậy.

  
Vì ta bắt đầu hát ở nốt D, ta biết được nốt đầu tiên của bài hát là nốt nhạc thứ năm của âm giai. Hãy kết thúc việc chỉ ra giai điệu bằng cách sử dụng tai của bạn. Ta kết thúc với D D, rồi D ở một quãng tám cao hơn, B, G, F#, E, và với câu tiếp theo C, C, A, G, A, G. Vậy hãy tiếp tục với việc viết một số hợp âm.
Chú ý: Thử chơi các nốt nhạc của bài hát này bằng tay phải, và chơi hợp âm bằng tay trái.
Thông thường một bài hát sẽ bắt đầu ở nốt nhạc gốc, vì vậy hãy bắt đầu với hợp âm G. Khi giai điệu là F#, ta sẽ chuyển hợp âm. Hãy xem hợp âm nào có một nốt F# trong nó: D và B thứ. Nếu ta thử cả hai, hợp âm D sẽ nghe hay hơn, vậy hãy dùng nó. Ta có thể quay trở lại hợp âm của nốt nhạc gốc khi giai điệu quay trở lại nốt G.
Tiếp theo giai điệu sẽ tới nốt E. Ta sẽ chuyển hợp âm tại đây. Hãy thử dùng hợp âm C, vì có nốt E trong đó. Sau đó ta có thể quay trở lại hợp âm G. Hãy kết thúc bằng một hợp âm D, nó sẽ dẫn tai của ta quay trở lại với hợp âm gốc khi bắt đầu chơi lại câu đầu tiên.

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tập Đếm Nốt

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tập Đếm Nốt

Nốt Tròn (Whole Note)


Ở phần này tôi sẽ giới thiệu cho bạn về nốt tròn, vì nó liên quan đến nhịp 4/4, là nhịp phổ biến nhất trong âm nhạc. Trong nhịp 4/4 có 4 nhịp trong mỗi khuông nhạc, còn một nốt tròn chiếm toàn bộ khuông nhạc.
    
Để hiểu cách chơi một nốt tròn, hãy bật máy đếm nhịp của bạn lên. Ấn xuống một phím đàn trong một tiếng gõ của máy đếm và giữ nó trong 4 tiếng gõ. Vào lần gõ thứ năm, một khuông nhạc mới bắt đầu và bạn sẽ chơi nốt nhạc đó một lần nữa. Vậy sẽ như thế này: nốt gõ gõ gõ, nốt gõ gõ gõ, nốt gõ gõ gõ..v..v..

Tiếp tục chơi các nốt tròn cho đến khi bạn có một cảm giác tốt về chúng.

Nốt Đen (Quarter Note)


Nốt đen là nền tảng của nhịp 4/4. Trong nhịp 4/4 có 4 nhịp trong một khuông nhạc. Mỗi nốt đen đại diện cho một nhịp, vậy sẽ có 4 nốt đen trong một khuông nhạc.

Để có cảm nhận về nốt đen, bật máy đếm nhịp của bạn. Bấm một phím đàn tại một tiếng gõ của máy đếm nhịp và bấm xuống lần nữa tại mỗi tiếng gõ của máy. Cứ mỗi 4 lần bạn chơi nốt đó, bạn đã chơi hết một khuông nhạc.
  hướng dẫn học đàn piano cơ bản 12  
Tiếp tục chơi nốt đen trong một khoảng thời gian để hoàn toàn nắm được nó. Vì là nền tảng của nhịp 4/4, nốt đen sẽ được sử dụng rất nhiều khi học chơi nhịp điệu. Số lượng có thể được nhân đôi thành nốt móc đơn, hoặc chia đôi thành nốt trắng. Bằng cách nào thì gốc của nhịp 4/4 vẫn là nốt đen.

Nốt Trắng (Half Note)


Nếu bạn bật máy đếm nhịp và chơi mỗi gõ một nốt, bạn đang chơi các nốt đen. Vì nốt trắng có độ dài bằng 2 lần nốt đen, bạn sẽ chơi một nốt trong mỗi 2 gõ của máy đếm nhịp. Có 2 nốt trắng trong một khuông nhạc của nhịp 4/4.
  hướng dẫn học đàn piano cơ bản 13  
Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tập Tai

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tập Tai

Tôi sẽ giới thiệu khái niệm chơi bằng tai, và đưa ra các mẹo, thủ thuật và bài học cơ bản để tập tai. Mục tiêu là để rút ngắn khoảng cách giữa việc nghe thứ gì đó trong đầu bạn, và chuyển nó sang phím đàn piano. Bạn có thể nghĩ rằng mình không có khả năng phân biệt nốt nhạc (tone deaf), nhưng nếu bạn có thể nghe thấy một khoảng âm cao hoặc thấp thì hoàn toàn không phải vậy. Bạn chỉ không có hiểu biết về khoảng âm và cách các nốt nhạc đi cùng nhau.

Thử chơi và phân biệt giữa nốt cao, nốt trung và nốt trầm. Nhắm mắt lại. Nhờ bạn bè hoặc người thân của bạn chơi một nốt nhạc và bạn sẽ xác định bằng tai xem đó là nốt trầm, trung hay cao.
    
Chơi một nốt C. Sau đó chơi các nốt C khác trên bàn phím. Thử hát theo sao cho đúng tông. Khi đã thuộc lòng nốt C, hãy nhắm mắt lại. TIếp tục nhờ một người khác chơi một nốt C trên đàn piano và bạn sẽ đoán xem đó có đúng là nốt C hay không.

Nhờ người bạn đó thi thoảng chơi một nốt G. Xem xem bạn có nhận ra đó không phải là nốt C hay không. Nếu không làm được, quay lại học nốt C. Một lưu ý quan trọng là phân biệt tông và cao độ. Tông C vẫn sẽ nghe giống như các nốt C khác dù có cao độ cao hay thấp hơn.
Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tập Tốc Độ Ngón Tay

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tập Tốc Độ Ngón Tay

Tôi sẽ đưa ra một số bài tập ngón tay để giúp bạn cải thiện tốc độ và sự khéo léo trên cây đàn piano. Hãy bắt đầu bài tập của chúng ta ở âm giai C trưởng. Bạn có thể chọn bất kì tay bên nào, và chơi 5 nốt nhạc đầu tiên của âm giai, sử dụng cả 5 ngón tay. Chơi lần lượt từ C tới G, và ngược lại. Đừng bấm các phím đàn nhanh nhất có thể. Bắt đầu chậm rãi và đảm bảo các nốt nhạc vang lên có cùng âm lượng. Bạn muốn các chuyển động ổn định. Đừng phẩy ngón tay, mà di chuyển chúng ổn định trong chuyển động thẳng xuống.
    
Giờ hãy tiếp tục với một âm giai đầy đủ, ví dự như âm giai F trưởng. Bắt đầu chậm, chỉ chơi một quãng tám lúc đầu. Chơi các nốt nhạc lên và xuống trong quãng tám. Khi bạn đã chắc chắn chơi các nốt nhạc ổn định như nhau, bạn có thể bắt đầu tăng tốc độ. Tốt nhất bạn nên sử dụng máy đếm nhịp cho bài tập này. Bắt đầu ở một nhịp độ thấp và từ từ tăng tốc độ của máy đếm nhịp. Tập luyện kiểu này giúp bạn phát triển một cảm nhận phù hợp về thời gian trong âm nhạc.

Bài tập ngón tay cuối cùng tôi muốn nói đến ở đây là hợp âm rải (arpeggio). Một hợp âm rải là khi bạn chơi các nốt nhạc riêng biệt trong một hợp âm thay vì chơi chúng cùng một lúc. Chơi các nốt nhạc của hợp âm bạn chọn ở các quãng tám cao dần lên.

Dù bạn chọn bất kì phương pháp nào bạn chọn để luyện ngón, nhớ rằng bắt đầu chậm và tăng tốc dần là cách thích hợp để đảm bảo bạn không học phải những thói quen xấu. Khi thực hành những bài tập này, các ngón tay sẽ phát triển bộ nhớ cơ bắp cần thiết để chơi các âm giai nhanh hơn mà không cần phải nghĩ về các nốt nhạc.
Hướng Dẫn Học Đàn - Tiến Trình Hợp Âm

Hướng Dẫn Học Đàn - Tiến Trình Hợp Âm

Tiến trình hợp âm là một chuỗi các hợp âm được sắp xếp lại với nhau. Ví dụ, một tiến trình hợp âm giọng F (Fa): F, B giáng, C, B giáng, và quay trở lại F.
Tiến trình hợp âm phụ thuộc vào âm giai piano, vì vậy nếu tôi nói bài hát ở giọng F, có nghĩa là các hợp âm dựa trên âm giai F trưởng (F major scale). F là nốt gốc của âm giai, B giáng là nốt thứ tư và C là nốt thứ năm của hợp âm. Ta có thể nói F là hợp âm I, B giáng là hợp âm IV, và C là hợp âm V. Chúng là ba trong số các hợp âm phổ biến nhất trong âm nhạc hiện đại. Rất nhiều bài hát bạn nghe trên đài chỉ được viết bằng ba hợp âm trên, dù ở nhiều giọng khác nhau.
 
  
Chơi thử các hợp âm trên cây đàn của bạn, theo bất kì thứ tự nào bạn muốn. Bạn có thể chơi từng nốt riêng biệt thay vì chơi tất cả cùng lúc.
Hãy cùng xây dựng các hợp âm khác từ một giọng mới để giúp bạn nắm bắt đầy đủ khái niệm này. Tôi sẽ sử dụng giọng E trưởng. Nốt gốc của âm giai E trưởng là E. Tiếp theo chơi hợp âm II, dựa trên nốt nhạc thứ hai trong âm giai, F thăng. Từ đó chơi hợp âm V, là hợp âm B. Quay lại chơi hợp âm E. Một hợp âm khác mà ta chưa sử dụng là hợp âm VI. Nốt nhạc thứ sáu của âm giai E trưởng là C thăng, vậy hãy chơi một hợp âm C thăng. Từ đó chơi hợp âm IV, là một hợp âm A, đến hợp âm V, rồi quay về hợp âm gốc là E.
  hướng dẫn học đàn piano cơ bản 8  
Bạn có thể thấy rằng ta đã sử dụng khá nhiều hợp âm trong bài tập trên, nhưng tất cả chúng đều dựa trên âm giai của giọng của bài hát. Có rất nhiều tiến trình hợp âm phổ biến, và theo công thức, nhưng nếu bạn thử chơi chúng một cách ngẫu nhiên và cảm nhận được chúng vang lên cùng nhau như thế nào, bạn có thể tạo ra các tiến trình hợp âm của riêng mình.

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Thế Tay Chuẩn

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Thế Tay Chuẩn

Ở trên, tôi đã thảo luận về tư thế đúng để học đàn piano. Trong bài học này, tôi sẽ chỉ ra tư thế tay thích hợp. Nếu bạn chơi trong khoảng thời gian dài, tư thế tay thích hợp không chỉ đảm bảo rằng bạn đang chơi nhạc cụ đúng cách, mà còn giúp giảm mệt mỏi cho tay.
Điều đầu tiên cần lưu ý là cổ tay của bạn ở độ cao phù hợp với các phím đàn. Nếu cổ tay của bạn quá thấp, sẽ khó nhấn phím đàn đúng cách hơn. Nếu cổ tay quá cao, bạn sẽ khó điều khiển các ngón tay và có thể vô tình chạm các phím đen. Hãy chắc chắn khi nhấn, các ngón tay của bạn thẳng và có sức nặng phù hợp; đừng lướt qua các phím đàn.
 
  
Đây là thời điểm tốt để bạn biết các nghệ sĩ piano đánh số ngón tay của họ như thế nào. Bạn có thể nghe một giáo viên hướng dẫn yêu cầu bạn nhấn một phím đàn bằng ngón đầu tiên hoặc ngón thứ năm và cần biết ngón tay nào tương ứng với các con số đó. Ngón tay đầu tiên là ngón cái của bạn, và như bạn có thể đoán, ngón trỏ là 2, ngón giữa là 3, ngón đeo nhẫn là 4, và ngón út là 5.
  hướng dẫn học đàn piano cơ bản 6  
Đến đây là kết thúc bài học về thế tay. Hãy chỉ đến với bài học tiếp theo khi bạn đã nắm bắt và làm đúng các tư thế chuẩn này.

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tư Thế Ngồi Chuẩn

Hướng Dẫn Học Đàn Piano - Tư Thế Ngồi Chuẩn

Tư thế ngồi thích hợp là một phần quan trọng trong việc chơi piano đúng cách. Trong bài học này tôi sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về cách đúng để ngồi trên ghế băng piano. Đầu tiên hãy chắc chắn là bạn không ngồi gù lưng. Cong lưng giới hạn khả năng di chuyển của bạn trên bàn phím và sẽ có một tác động tiêu cực đến việc chơi piano. Gù lưng cũng làm mất đi vẻ hấp dẫn khi bạn đang ở trên sân khấu chơi cho hàng ngàn người nghe. Vì vậy, hãy ngồi thẳng mỗi khi bạn chơi piano.
    
Tiếp theo, đảm bảo là khuỷu tay của bạn ở góc 90 độ. Nếu khuỷu tay của bạn mở rộng hơn, băng ghế đang được đặt quá xa. Nếu khuỷu tay của bạn bị đẩy trở lại phía sau thân người, điều đó có nghĩa là băng ghế piano của bạn đang ở quá gần cây đàn. Ngồi một khoảng cách thích hợp với cây đàn piano đảm bảo rằng bạn sẽ có đủ tầm với và khả năng di chuyển cần thiết để chơi đàn.
  hướng dẫn học đàn piano cơ bản 4  
Khi bạn đắm mình vào một bài hát và cảm xúc bắt đầu tuôn trào, bạn có thể thấy mình nghiêng về phía đàn piano một cách tự nhiên, hoặc ngả ra sau và thực sự tận hưởng việc chơi đàn. Đây được gọi là chuyển động nghệ sĩ và hoàn toàn chấp nhận được. Các hướng dẫn học đàn piano cơ bản này được thiết kế để đảm bảo rằng bạn có một nền tảng vững chắc khi bạn bắt đầu học đàn piano, chứ không phải để giới hạn khả năng trình diễn của bạn.
Hướng Dẫn Học Đàn Piano Cơ Bản

Hướng Dẫn Học Đàn Piano Cơ Bản

Khi bạn bắt đầu một nhiệm vụ mới hoặc học một cái gì đó mới, bạn cần có một điểm khởi đầu. Trong bài học này bạn sẽ có một điểm khởi đầu trên cây đàn piano. Điểm xuất phát đó là nốt C (Đô) giữa.

Có thể bạn vẫn chưa biết gì về các nốt nhạc cơ bản. Không sao cả, trước tiên hãy xem qua Học Nốt Nhạc Piano Cơ Bản.

Một cây đàn piano tiêu chuẩn có 88 phím đàn và 8 nốt C. Phím đàn đầu tiên (bên trái) là nốt A (La – A0), cuối cùng là nốt C (C8). Nốt C giữa (Middle C) là nốt C thứ tư tính từ bên trái.
  hướng dẫn học đàn piano cơ bản 1  
Từ đó ta sẽ đưa tay sang phía bên phải bàn phím, chơi các phím trắng thành âm giai C trưởng (C major scale). Từ các nốt nhạc trong âm giai (scale) này, ta có thể xây dựng các hợp âm. Những hợp âm đầu tiên bạn chơi sẽ là hợp âm 3 nốt.

Hợp âm đầu tiên: C trưởng bao gồm các nốt C, E và G. Hợp âm tiếp theo là F trưởng, bao gồm F, A và C. Hợp âm thứ ba bao gồm G, B và D là G trưởng. Dùng ngón cái, ngón giữa và ngón út tay phải để chơi các hợp âm này.
    
Sau khi xây dựng các hợp âm, ta chơi thêm các nốt nhạc gốc của mỗi hợp âm bằng tay trái, sau đó chơi các hợp âm liên tiếp. Đây gọi là tiến trình hợp âm. Những kiến thức này không quá chi tiết, nhưng là khởi đầu tốt để học đàn piano cơ bản.